Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
EN CN
08/09 2022

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vấn đề tái nhập với các hàng hóa đã xuất khẩu do thủ tục nhiều và phức tạp. Tái nhập hàng hóa có cần phải đóng thuế? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho việc tái nhập
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn và xử lý thủ tục hải quan, SME Logistics sẽ cung cấp những thông tin, thủ tục cần thiết căn cứ theo các văn bản pháp luật đã được ban hành.

Căn cứ theo Nghị định số 08/2015/nđ-cp, quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu.

  1. Các hình thức tái nhập hàng hóađã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm:
  2. a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
  3. b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
  4. c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủytại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
  5. d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Figure 1.Illustrative picture
  1. Hồ sơ hải quan:
  2. a) Tờ khai hải quan hàng hóanhập khẩu;
  3. b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
  4. c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
  5. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
  6. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
  7. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
  8. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này”.
Như vậy, về thủ tục khai báo hải quan tái nhập đối với hàng hoá đã xuất khẩu để sửa chữa sau đó tái xuất công ty thực hiện theo quy định tại điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP
– Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 2 điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội quy định:
    Điều 19. Hoàn thuế.
  1. Các trường hợp hoàn thuế:
  2. b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
  3. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.
Như vậy, trường hợp hàng hoá chưa qua sử dụng, gia công, chế biến thì công ty được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập.
Hàng hoá công ty đã xuất khẩu nay tái nhập nếu không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện được phép tái nhập sửa chữa để bán trong nước mà không cần Giấy phép.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giảm bớt đi mối lo lắng về việc tái nhập hàng đã xuất khẩu cho doanh nghiệp.